Theo số liệu của Tổng cục thống kê, ước tính trong tháng 3/2020, xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 1,8 tỷ USD, giảm 19,4% so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2020 ước đạt 6,49 tỷ USD, giảm 8,9% so cùng kỳ năm trước. Nhìn những con số trên, có thể thấy đây là những con số tiêu cực chưa từng có mà Covid-19 đang gây ra cho ngành dệt may. 100% doanh nghiệp dệt may trên cả nước bị ảnh hưởng không nhỏ. Điều này khiến cho công nhân may mặc cũng rơi vào tình thế lao đao. Tuy nhiên, trong cái rủi có cái may, dịch bệnh này cũng tạo cơ hội bất ngờ cho ngành dệt may lẫn nhân công may mặc tại thị trường TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Công ty TNHH cung ứng nhân lực may mặc Tuấn Anh sẽ phân tích những cơ hội và thách thức của ngành dệt may trong thời kì khủng hoảng nhằm giúp quý bạn đọc hiểu thêm về tình hình hiện tại.
Tình trạng “biển lửa” của ngành dệt may hiện nay
Tính đến thời điểm hiện tại, đại dịch covid vẫn chưa được khống chế hoàn toàn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các ngành trong đó có ngành hàng may mặc. Cũng vì thế mà hành vi tiêu dùng của khách hàng thay đổi đáng kể. Dược phẩm, thực phẩm và gửi tiền tiết kiệm là những ưu tiên "tiêu dùng" hàng đầu của mọi khách hàng. Do đó, ngân sách cho ngành hàng may mặc rất hạn chế. Xu thế tiêu dùng ít đi, sử dụng các mặt hàng cơ bản nhiều hơn, hạn mức mua sắm thấp đi,… chi phối thị trường thời trang rất lớn. Việc tổng cầu giảm mà lượng cung lớn sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa buộc các doanh nghiệp phải cho nhân công may mặc nghỉ việc trong thời gian dài. Tất cả những điều trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vốn khổ cực của người công nhân nay lại càng thêm khốn khổ.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trước những thách thức, khó khăn hiện hữu trong những tháng cuối năm 2020, doanh nghiệp dệt may cần tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị lại chi phí sản xuất chặt chẽ, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại nhân công may mặc, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.
Cơ hội “trời ban” cho ngành dệt may
Tại thị trường trong nước và nước ngoài, khẩu trang cháy hàng liên tục. Nhanh chóng nắm bắt nhu cầu, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng về thị trường nội địa và khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, đòi hỏi phải có một lượng lớn công nhân may mặc để kịp thời đáp ứng đủ. Công ty TNHH cung ứng nhân lực may mặc Tuấn Anh chuyên cung ứng số lượng lớn nhân công may mặc tại Tp.HCM.
Nguồn nhân công lao động của công ty TNHH cung ứng nhân lực may mặc Tuấn Anh chủ yếu là những thợ lành nghề, có tay nghề cao, siêng năng và trung thực.
Tính đến tháng 7 năm 2020, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng xuất khẩu của hai quý cuối năm cho các sản phẩm có giá trị cao như sơ mi cao cấp. Tuy nhiên việc sản xuất khẩu trang sẽ bù đắp phần nào cho đơn hàng bị thiếu hụt.
Sản xuất khẩu trang cứu tinh cho ngành dệt may
Sau khi cung ứng đủ cho nội địa, các doanh nghiệp dệt may tiếp tục xuất sang thị trường nước ngoài. Cơ hội việc làm cho nhân công may mặc được tăng lên đáng kể, đem lại nguồn thu nhập cho cả hai bên giúp người lao động sớm ổn định lại cuộc sống.
Bên cạnh đó, dịch cũng lắng xuống phần nào, nhiều doanh nghiệp dệt may đã quay lại tập trung khai thác vào thị trường nội địa với các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng.
Cùng vượt qua thách thức nhìn về tương lai cho ngành dệt may Việt Nam
Mặc dù ngành dệt may bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch, nhưng có thể có triển vọng lạc quan về sự phục hồi nhanh và mạnh dựa vào các chính sách hỗ trợ của chính phủ thúc đẩy xuất khẩu. Theo Hiệp định EVFTA khi 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 8 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Đây cũng là một tin đáng mừng cho ngành dệt may Việt Nam.
Qua các phân tích trên, có thể thấy ngành dệt may đang dần hồi phục cũng ảnh hưởng tích cực đến nguồn nhân công may mặc tại thị trường TP.HCM và các thị trường khác trong nước. Công ty TNHH cung ứng nhân lực may mặc Tuấn Anh với kinh nghiệm nhiều năm trong việc tuyển chọn và cung ứng ra thị trường số lượng lớn nhân công may mặc với tay nghề cao đã tạo được uy tín lớn trên thị trường. Doanh nghiệp của bạn đang cần tuyển nhân công may mặc hãy liên hệ hotline: 0982899821 - Mr. Tuấn Anh để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất nhé!
CÔNG TY TNHH CUNG ỨNG NHÂN LỰC MAY MẶC HƯNG PHÁT
Địa chỉ: 4/9 ĐƯỜNG LÒ LU, QUẬN 9, TPHCM
Tell: 0967877177 ( Mr Hưng)
Email: nhanlucmaymac.tuananh@gmail.com
Website: www.nguonnhanlucmaymac.com
- Dệt may Thành Công bị phạt và truy thu thuế gần 2,3 tỷ đồng(03/09/2019)
- Đơn hàng dệt may 2023 vẫn THƯA THỚT(03/09/2019)
- TP HCM cần 323.000 lao động trong năm 2020(03/09/2019)
- Thủ tướng ĐẶT HÀNG ngành hàng thuộc tốp đầu thế giới(03/09/2019)
- Hơn 75% nhân lực ngành dệt may đi về đâu trong cuộc cách mạng 4.0(03/01/2020)
- Những tiêu chí lựa chọn một công ty cung ứng nguồn nhân công may mặc chất lượng(04/02/2023)
- Dịch vụ cung ứng nhân lực may mặc Hưng Phát- Không còn nỗi lo thiếu người(04/02/2023)
- Cung ứng lao động đóng gói tem bao bì sản phẩm Hưng Phát nhanh chóng, phí thấp tại tp HCM(04/02/2023)
- Thách thức cung ứng nguồn lao động ngành may mặc – Cung ứng nhân lực hưng phát(04/02/2023)
- Dịch vụ cung ứng nhân lực may mặc tay nghề cao Hưng Phát - Giải pháp hoàn hảo cho nhiều doanh nghiệp(04/02/2023)
- Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào?(04/02/2023)
- Dịch vụ cung cứng nhân công may mặc chất lượng tại Công ty Hưng Phát(04/02/2023)
- Cung ứng lao động ngành may mặc Hưng Phát - Giải pháp cứu cánh khi các doanh nghiệp, tổ chức thiếu hụt nhân lực(04/02/2023)
- Nên hay không nên thuê dịch vụ cung ứng lao động bên ngoài?(04/02/2023)
- Khơi dậy nguồn lực ngành may mặc - Đơn vị nào cung ứng nguồn nhân lực dồi dào tại TPHCM?(04/02/2023)
- Nỗi lo của doanh nghiệp xuất khẩu dệt may năm 2020 và Đơn vị cung ứng nguồn nhân công may mặc chất lượng(04/02/2023)
- Chiến lược nâng tầm nguồn lực ngành dệt may trong giai đoạn hội nhập kinh tế(04/02/2023)
- Hơn 75% nhân lực ngành dệt may đi về đâu trong cuộc cách mạng 4.0?(04/02/2023)
- Thủ tướng ĐẶT HÀNG ngành hàng thuộc tốp đầu thế giới(04/02/2023)
- TP HCM cần 323.000 lao động trong năm 2020(04/02/2023)
- Đơn hàng dệt may 2020 vẫn THƯA THỚT(04/02/2023)
- Dệt may Thành Công bị phạt và truy thu thuế gần 2,3 tỷ đồng(04/02/2023)
- giải pháp nguồn nhân lực may mặc(14/02/2023)
- ngành dệt may năm 2023 gặp nhiều biến động khó khăn(01/06/2023)